Đoàn giám sát của Tỉnh ủy Điện Biên làm việc với ban Thường vụ Huyện ủy Mường Nhé
Sáng ngày 5/4 Đoàn giám sát của Tỉnh ủy Điện Biên do đồng chí Lò Thị Minh Phượng Ủy viên BTV tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ban Thường vụ Huyện ủy Mường Nhé về việc giám sát kết quả thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước" trên địa bàn huyện Mường Nhé. Tiếp đoàn công tác có đồng chí Bùi Minh Hải Ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, Bí thư huyện ủy, các đ.c trong BTV Huyện ủy, cấp ủy các chi bộ: Phòng Giáo dục, phòng Văn hóa và đảng ủy xã Sen Thượng
Page Content
Đ/c Lò Thị Minh Phượng Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,Trưởng đoàn giám sát phát biểu kết luận một số nội dung giám sát tại Buổi làm việc
Mặc dù Muyện Mường Nhé là huyện khó khăn nhất tỉnh nhưng nhờ thực hiện hiệu quả và tích cực công tác phát triển đảng nên quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Mường Nhé để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã có những chuyển biến tích cực. Tính đến nay toàn huyện có 46 tổ chức CSĐ trong đó có 14 đảng bộ và 32 chi bộ trực thuộc với tổng số gần 2600 đảng viên; đặc biệt đã có 114/115 thôn bản, tổ dân cư có chi bộ đảng, nhờ vậy năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa đã được nâng cao, công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường. Việc cụ thể hóa nghị quyết 33 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 13 của Tỉnh ủy bằng các chương trình hành động theo hướng toàn diện vừa mang nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam vừa thể hiện được nét riêng, đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn.

Đ/C Bùi Minh Hải, TUV, Bí thư Huyện ủy phát biểu tại Buổi làm việc với Đoàn Giám sát của Tỉnh ủy Điện Biên
Đến nay toàn huyện hiện có 77/115 bản được công nhân danh hiệu văn hóa;77/106 cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa; có gần 7000 hộ gia đình đăng ký đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Mức hưởng thụ văn hóa cho người dân được chú trọng nâng cao, trên 70 % dân số được xem truyền hình, 100% số xã đều đã có điện lưới quốc gia, có mạng cáp quang, phủ sóng điện thoại. Công tác bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc được triển khai hiệu quả; các hủ tục, tệ nạn xã hội từng bước đươc loại bỏ; thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống đoàn kết, tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. Hiện tại huyện Mường Nhé đã có 2 lễ hội được công nhân là di sản văn hóa phi vật thể câp quốc gia đó là Lễ hội Hoa mào gà của người Cống và Lễ hội Gạ Ma Thú của người Hà Nhì; có một di tích (Đồn Pháp xã Mường Nhé)được công nhân là di tích lịch sử cấp tỉnh; 04 Nghệ nhân được phong tặng Nghệ nhân ưu tú. Bên canh đó Huyện cũng đang tiến hành đề nghị công nhận Trang phục dân tộc Hà Nhì là di sản văn hóa cấp quốc gia. Nhiều sản phẩm văn hóa của các dân tộc đã trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc thu hút đông đảo khách du lịch thăm quan, trải nghiệm, mang lại thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên trong 3 năm gần đây do ảnh hưởng của dịch Covid, nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa không được tổ chức khiến cho việc kinh doanh các dịch vụ văn hóa, du lịch đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó công tác xã hội hóa lĩnh vực văn hóa so với nhu cầu thực tế còn hạn chế; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, cơ sở vật chất và các nguồn lực đầu tư cho văn hóa còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai thực hiện Nghị quyết 33 của BCH Trung ương và Nghị quyết 13 của Tỉnh ủy
TKN