Chỉa sẻ với chúng tôi về hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi gia súc tập trung của gia đình, anh Giàng A Vả, ở bản Si Ma 2, xã Chung Chải cho biết: Trước chăn nuôi theo hình thức thả rông, hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp, gia súc chậm lớn, dịch bệnh xẩy ra thường xuyên. Từ khi được chính quyền xã, huyện vận động, hướng dẫn cách làm chuồng trại và hỗ trợ trồng cỏ, được vạy vốn từ Phòng GD Ngân hàng CSXH huyện đến nay việc chăn nuôi của gia đình rất thuận lợi. Gia súc được nuôi nhốt, chăm sóc phòng bệnh kịp thời và bổ sung thức ăn nên phát triển rất tốt. Chỉ sau một thời gian ngắn tháng gia đình anh đã xuất bán được 4 con trâu, trừ chi phí, con giống, mỗi con cho lợi nhuận hơn 5 triệu đồng.
Đ/c Nguyễn Văn Úy, Phó Chủ tịch UBND huyện cùng Lãnh đạo Phòng GD Ngân hàng CSXH huyện kiểm tra mô hình chăn nuôi hộ gia đình anh Giàng A Vả, ở bản Si Ma 2, xã Chung Chải
Còn đối với gia đình anh Vàng Văn Bình ở bản Quảng lâm, xã Quảng Lâm, đây là cơ hội để thoát nghèo nhờ Đề án phát triển chăn nuôi tập trung của huyện. Anh Bình cho biết: Trước đây muốn phát triển chăn nuôi nhưng thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, nên gia đình anh chỉ có thể chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, có năm mất cả vốn lẫn lãi do gia súc chết vì dịch bệnh. Tham gia Đề án, anh được vay 50 triệu đồng với lãi xuất ưu đãi của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, được cán bộ khuyến nông xã, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hướng kỹ thuật làm chuồng trại chăn nuôi nên gia đình anh đã mạnh dạn mua thêm con giống, mở rộng quy mô chăn nuôi để thoát nghèo.
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, gia đình anh Vàng Văn Bình, bửn Quảng Lâm, xã Quảng lâm đã xây dựng được chuồng trại kiên cố để phát triển chăn nuôi.
Để khai thác, phát huy những tiềm năng, lợi thế của huyện trong phát triển chăn nuôi đại gia súc với mục tiêu: Hình thành các điểm nuôi tập trung và các chuỗi liên kết trong chăn nuôi gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sau khi Nghị quyết số 05 về phát triển chăn nuôi tập trung được ban hành, Ban Thường vụ huyện ủy đã giao cho UBND huyện lập đề án, giao cho các phòng ban chức năng nghiên cứu xây dựng các phương án hỗ trợ, tuyên truyền, vận động nhân dântrên địa bàn huyện phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hình thức chuyển dần từ chăn thả rông sang chăn nuôi bán chăn thả và nuôi nhốt, hình thành những trang trại quy mô đủ lớn để tăng năng suất, chất lượng phù hợp nhằm thay đổi tập quán, nhận thức của người dân, khuyến khích để xây dựng những "trang trại điểm-mẫu" làm động lực cho "doanh nghiệp" vào cuộc để hình thành nên chuỗi liên kết trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm theo hướng an toàn sinh học. Coi chăn nuôi đại gia súc là một ngành hàng chủ lực trong sản xuất nông-lâm nghiệp của huyện, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất góp phần tạo công ăn việc làm ổn định có thu nhập cao cho người dân.
Huyện Mường Nhé cũng đã chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển ngành chăn nuôi; giao cho các tổ chức, đoàn thể xã phối hợp với Phòng GD Ngân hàng chính sách xã hội huyện nhận ủy thác nguồn vốn hỗ trợ người dân đầu tư vào chăn nuôi; tích cực vận động Nhân dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung, quy mô lớn, từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính…, góp phần tăng trưởng ngành chăn nuôi, nâng cao thu nhập và đời sống người chăn nuôi. Ông Trịnh Xuân Quyết, Giám đốc Phòng GD Ngân hàng CSXH huyện cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 05 của huyển ủy Mường Nhé, Công văn chỉ đạo của UBND huyện, Phòng GD Ngân hàng CSXH huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan, phòng ban chuyên môn của huyện, UBND các xã tổ chức rà soát đối tượng có nhu cầu vay vốn, cử cán bộ tín dụng xuống cơ sở, khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển chăn nuôi của các hộ dân, tiến hành giải ngân kịp thời các chương trình tín dụng, giúp người dân có vốn đầu tư phát triển chăn nuôi theo tinh thần Nghị quyết 05 và Đề án phát triển chăn gia súc tập trung của huyện. Theo đánh giá đến nay hầu hết các hộ dân được vay vốn đều phát huy hiệu quả đồng vốn, tạo được thu nhập ổn định từ chăn nuôi.
Với chủ chương, định hướng và giải pháp cụ thể, sau một thời gian ngắn, Nghị quyết về phát triển chăn nuôi tập trung của Đảng bộ huyện Mường Nhé đã bước đầu đạt được kết quả tích cực. Đến nay, toàn huyện đã xây phát triển được 87 mô hình chăn với trên 1.000 co gia súc được chăn nuôi theo hình nuôi nhốt và bán chăn thả. Huyện phấn đầu đến năm 2025 sẽ xây dựng được từ 1 đến 3 dự án "lõi" chăn nuôi trâu, bò theo hướng nuôi nhốt tập trung gắn với chuỗi liên kết sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế; phát triển được 400 nông hộ, gia trại chăn nuôi trâu, bò. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm khoảng 26% giá trị sản xuất nông nghiệp.