HUYỆN MƯỜNG NHÉ BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2024 - 2030"
Nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cở sở. Ngày 02/7/2024, Ủy ban nhân dân huyện Mường Nhé ban hành Kế hoạch số 1399/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoan 2024 - 2030" trên địa bàn huyện để triển khai đồng bộ, thống nhất kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đảm bảo tính khải thi, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn, bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện và các ban, ngành trên địa bàn.
Tổ hòa giải bản Mường Nhé mới, xã Mường Nhé phối hợp với các cơ quan ban, ngành, đoàn thể xã
nắm bắt tình hình của các bên để phát hiện giải quyết mâu thuẫn trong nhân dân.
Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và ngày càng hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thiết thực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể phấn đấu có tối thiểu 01 tập huấn viên cấp huyện/116 tổ hòa giải ở cơ sở. 100% đội ngũ tập huấn viên cấp huyện được tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu để hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho hòa giải viên ở cơ sở. 100% tổ hòa giải ở cơ sở được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần cơ cấu theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013; ít nhất 05% tổ hòa giải ở cơ sở được Luật sư, Luật gia, Hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng; cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực pháp luật, người đã từng là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Điều tra viên hỗ trợ về chuyên môn pháp luật. Từ 80% - 90% hoà giải viên ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung và Bộ tài liệu bồi dưỡng kỹ năng hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành. 100% hoà giải viên ở cơ sở được tiếp cận và sử dụng Bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở bằng các hình thức phù hợp để tự nâng cao năng lực, kỹ năng hòa giải. Phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành công trên phạm vi toàn huyện từ 85% trở lên. Đối với các xã được chọn làm điểm chỉ đạo, tỷ lệ này là trên 90%. Phấn đấu đến hết năm 2030, có ít nhất 01/11 xã (ít nhất 10% đơn vị cấp xã) đạt yêu cầu của mô hình “Cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở”.
Ủy ban nhân dân huyện đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó, chọn 01 đơn vị cấp xã thuộc 1/11 xã trên địa bàn huyện điểm chỉ đạo thực hiện Đề án. Hoạt động chỉ đạo điểm tập trung vào các nội dung: Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho hòa giải viên ở cơ sở (tổ chức các lớp tập huấn; cấp phát tài liệu; tổ chức các diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm...); xây dựng mô hình “Cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở”; huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở; biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân, hòa giải viên ở cơ sở có đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở bằng hình thức phù hợp....
Hoàn Phạm